HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC CÓ ĐƯỢC GỌI LÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÔNG?
Quy định về hợp đồng thử việc như thế nào?
Bộ luật Lao động có quy định về hợp đồng thử việc như sau:
Thứ nhất: Nội dung hợp đồng thử việc:
Doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc thử việc, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về thử việc thì các bên có thể thực hiện ký kết hợp đồng thử việc. Chế định thử việc không đặt ra đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ.
Nội dung của hợp đồng thử việc sẽ do các bên thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung được quy định tại điều 26 Bộ luật Lao động 2012 như: tên, địa chỉ của doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp; thông tin cá nhân của người lao động (họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, địa chỉ, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác); Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng thử việc; mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, hình thức trả lương và thời hạn trả lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; Các trang thiết bị bảo hộ trong lao động.
Thứ hai: Thời gian thử việc:
Thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và có thời gian tối đa như sau:
– 60 ngày đối với các công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
– 30 ngày đối với các công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp như trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật).
– 06 ngày đối với các công việc khác (công việc không yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật).
Thứ ba: tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc:
Trong thời gian thử việc người lao động sẽ được nhận tiền lương tương ứng với công việc theo thỏa thuận của hai bên nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Thứ tư: chấm dứt hợp đồng thử việc:
Khi kết thúc thời gian thử việc và người lao động thử việc đạt yêu cầu thì doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó.
Khác với hợp đồng lao động, các bên có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc thử việc không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
===>Kết luận: Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động mà chỉ là tiền đề để doanh nghiệp, đơn vị đi đến ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động.
Mọi người theo dõi để xem tiếp phần 2 xem hợp đồng Thử việc có phải đóng BHXH, BHYT k nhé?